Câu kiêm ngữ trong tiếng Trung

Câu kiêm ngữ trong tiếng Trung

Câu kiêm ngữ trong tiếng Trung là ngữ pháp tiếng Trung căn bản bạn cần phải biết khi giao tiếp hay đang học tiếng Trung ôn luyện thi HSK. Để giao tiếp thành thạo một ngôn ngữ thì việc nắm vững cấu trúc ngữ pháp là điều vô cùng quan trọng. Bởi hiểu rõ ngữ pháp giúp chúng ta giao tiếp với người bản ngữ trôi chảy, mạch lạc và chính xác hơn. Vì vậy, hôm nay Riviewer xin giới thiệu với các bạn tổng hợp ngữ pháp dưới đây.

Câu kiêm ngữ trong tiếng Trung

1. Khái niệm câu kiêm ngữ là gì?

兼语句  / Jiān yǔjù / là câu trong đó các cụm từ liên kết đóng vai trò là vị ngữ hoặc các câu độc lập, có những đặc điểm sau:

  • Thứ nhất, vị ngữ của câu liên kết được cấu tạo bởi cụm động từ – tân ngữ và cụm vị ngữ.
  • Thứ hai, tân ngữ của [Động từ 1] là chủ ngữ của [Động từ 2] (tân ngữ còn gọi là kiêm ngữ).
  • Thứ ba, [Động từ 1] ngụ ý yêu cầu hay sai khiến, thường là: 请, 让, 叫, 使, 派, 劝, 求, 选, 要求, 请求, v.v…
  • Thứ tư, để phủ định cho cả câu, ta đặt 不 hay 没 trước [Động từ 1].
  • Thứ năm, trước [Động từ 2] ta có thể thêm 别 hay 不要.

Ví dụ:

他明天晚上到我家。
/ Wǒ qǐng tā míngtiān wǎnshàng dào wǒjiā. /
Tôi mời anh ấy chiều mai đến nhà tôi.

他不我在这儿等他。
/ Tā bù ràng wǒ zài zhè’er děng tā. /
Anh ấy sẽ không để tôi đợi anh ấy ở đây.

我们没他来, 是他自己来的。
/ Wǒmen méi qǐng tā lái, shì tā zìjǐ lái de. /
Chúng tôi không mời anh ta, anh ta tự mình đến.Ví dụ:

大家不要说话。
/ Tā qǐng dàjiā bùyào shuōhuà. /
Hắn yêu cầu mọi người đừng nói chuyện.

2. Cấu trúc câu kiêm ngữ trong tiếng Trung

Chủ ngữ + Động từ 1 + Tân ngữ 1 + Động từ 2 + Thành phần khác

Công thức cấu trúc câu kiêm ngữVí dụ:

妹妹吃午饭。
/ Wǒ jiào mèimei chī wǔfàn. /
Tôi gọi em gái đi ăn trưa.

Theo câu trên, chúng ta có thể tìm ra một cấu trúc là:

Tôi gọi em gái ăn bữa trưa.
Chủ ngữ Động từ thứ nhất Tân ngữ thứ nhất Động từ thứ hai Các yếu tố khácTân ngữ thứ hai

3. Các loại câu kiêm ngữ tiếng Trung

Dưới đây là 6 loại kiêm ngữ trong ngữ pháp tiếng Trung mà trung tâm tiếng Trung muốn giới thiệu với bạn, hãy cùng học cách phân biệt 6 loại này.

3.1 Câu kiêm ngữ cầu khiến (表使令意义的兼语句)

Kiêm ngữ câu cầu khiến trong tiếng Trung

Động từ thứ nhất biểu thị ý nghĩa thỉnh cầu (请求), mệnh lệnh (使令): 请, 让, 叫, 使, 派, 逼, 催, 托, 求, 命令, 禁止, 吩咐, 动员, 促使, 发动, 组织, 鼓励, 号召…

Ví dụ:

老师我告诉你这件事。
/ Lǎoshī jiào wǒ gàosù nǐ zhè jiàn shì. /
Thầy giáo bảo tôi nói với bạn chuyện này.

他的话使我很感动。
/ Tā dehuà shǐ wǒ hěn gǎndòng. /
Lời nói của anh ấy làm tôi rất cảm động.

学校号召毕业生去支教。
/ Xuéxiào hàozhào bìyè shēng qù zhījiào. /
Nhà trường kêu gọi sinh viên tốt nghiệp hỗ trợ giảng dạy.

Chú ý: Đối với loại câu kiêm ngữ này, khi phủ định thì ta thêm phó từ 不, 没有 vào trước động từ thứ nhất.

Ví dụ:

我爸爸不允许我去学弹琴。
/ Wǒ bàba bù yǔnxǔ wǒ qù xué tánqín. /
Cha tôi không cho phép tôi học piano.

3.2 Câu kiêm ngữ nhận định (表称谓或认定意义的兼语句)

Câu kiêm ngữ nhận định

  • Động từ thứ nhất biểu thị ý nghĩa trở thành (成为), coi là, cho là (认定): 叫, 骂, 选, 选择, 认…
  • Động từ thứ hai thường là: 为, 做, 为, 当, 是…

Ví dụ:

同学们小明当班长。
/ Tóngxuémen xuǎn xiǎomíng dāng bānzhǎng. /
Các bạn học chọn Tiểu Minh làm lớp trưởng.

Chú ý: Đối với loại câu kiêm ngữ này, khi phủ định thì ta thêm phó từ 不, 没有 vào trước động từ thứ nhất.

Ví dụ:

我没他作代表。
/ Wǒ méi xuǎn tā zuò dàibiǎo. /
Tôi không chọn anh ấy làm người đại diện.

3.3 Câu kiêm ngữ cảm xúc (表爱憎意义的兼语句)

Câu Kiêm ngữ cảm xúc tiếng Trung

Động từ thứ nhất là những động từ chỉ hoạt động tâm lý: 喜欢, 爱, 表扬, 讨厌, 嫌, 批评, 感谢, 埋怨, 称赞, 担心…

Ví dụ:

大家他说的太多了。
/ Dàjiā xián tā shuō de tài duōle. /
Mọi người đều cho rằng anh đã nói quá nhiều.

老师批评他粗心.
/ Lǎoshī pīpíng tā cūxīn. /
Cô giáo đã chỉ trích anh ta vì đã bất cẩn.

3.4 Câu kiêm ngữ chữ “有”

Câu kiêm ngữ chữ you

  • Tân ngữ của “有” (từ kiêm ngữ thường không xác định rõ ) biểu thị người hoặc sự vật đang tồn tại.
  • Vị ngữ của từ kiêm ngữ thường nói rõ từ kiêm ngữ “做什么” hoặc “怎么样”.
  • Trước từ kiêm ngữ thường thêm số lượng từ làm định ngữ.

Ví dụ:

一个妹妹漂亮得很。
/ Wǒ yǒu yīgè mèimei piàoliang dé hěn. /
Tôi có một cô em gái rất xinh.

Chú ý: Đối với loại câu kiêm ngữ này, khi phủ định thì ta thêm phó từ 没 vào trước động từ 有.

Ví dụ:

没有人给你打电话。
/ Méiyǒu rén gěi nǐ dǎ diànhuà. /
Không có ai gọi cho bạn.

3.5 Câu kiêm ngữ chữ “是”

Câu kiêm ngữ Trung Quốc

  • Là câu kiêm ngữ vô chủ.
  • “是” có tác dụng nhấn mạnh từ kiêm ngữ, động từ vị ngữ của từ kiêm ngữ có tác dụng giải thích nói rõ.

Ví dụ:

你妈妈叫我来一起吃饭。
/ Shì nǐ māmā jiào wǒ lái yīqǐ chīfàn. /
Chính mẹ của bạn đã nói với tôi rằng hãy đến ăn cùng nhau.

3.6 Câu kiêm ngữ liên động trong tiếng Trung

Kiêm ngữ loại liên động là gì

Ví dụ:

老师我去医院看小丽。
/ Lǎoshī jiào wǒ qù yīyuàn kàn xiǎo lì. /
Thầy giáo kêu tôi đến bệnh viện thăm tiểu Lệ.

艺术团来学校表演节目。
/ Wǒ qǐng yìshù tuán lái xuéxiào biǎoyǎn jiémù. /
Tôi đã yêu cầu đoàn nghệ thuật biểu diễn ở trường.

4. Lưu ý khi sử dụng câu kiêm ngữ

  • Vị trí của từ kiêm ngữ cũng có thể là hình dung từ. Vị ngữ của từ kiêm ngữ cũng có thể mang bổ ngữ.
  • Trước động từ thứ nhất và động từ thứ hai đều có thể mang trạng ngữ. Trạng ngữ thời gian có thể đặt ở đầu câu hoặc trước động từ thứ nhất.
  • Giữa động từ thứ nhất và từ kiêm ngữ không được thêm bất kỳ thành phần gì.
  • “了” phải đặt sau động từ thứ hai hoặc đặt ở cuối câu.
  •  Động từ năng nguyện thường đặt trước động từ thứ nhất.

Vậy với lượng kiến thức ngữ pháp không hề ít này của câu kiêm ngữ mà Riviewer biên soạn, thì làm thế nào để học tốt nó? Tất nhiên, các bạn phải chăm chỉ học thuộc, nắm vững được đặc điểm tính chất của từ loại để tránh dùng sai, hiểu rõ cấu trúc ngữ pháp câu, làm nhiều bài tập về câu kiêm ngữ, xem nhiều phim hoặc nghe nhạc để học theo cách người Trung nói.

Chúng tôi rất vui khi nhận được đánh giá của bạn

Viết Đánh Giá

RiViewer
Logo
Enable registration in settings - general
So Sánh Sản Phẩm
  • Total (0)
So Sánh
0